close
Ẩm thực miền Bắc

Cách làm bánh đúc lạc chấm tương truyền thống tại nhà

Bánh đúc lạc chấm tương là món ăn truyền thống của Việt Nam. Hãy cùng Món Ăn Ngon tìm hiểu cách làm món bánh đúc lạc chấm tương lạ miệng, chuẩn vị quê nhé.

Bánh đúc lạc – Món ăn truyền thống giản dị của người Việt

Bánh đúc lạc chỉ có nhân là những hạt lạc (đậu phộng) chứ không nhiều loại nhân như bánh đúc tàu Hải Phòng – đặc sản Hải Phòng. Bánh đúc lạc là món ăn bình dân và quen thuộc của người dân Hà thành cùng nhiều tỉnh miền Bắc.

Hương vị béo ngậy, mềm mượt của bánh đúc nóng hổi hòa quyện với vị ngọt bùi của hạt lạc đã tạo ra những kí ức ẩm thực khó quên trong lòng mỗi người. Bánh đúc lạc là thức quà yêu thích của rất nhiều thế hệ người Việt Nam.

Cách làm bánh đúc lạc

Bánh đúc lạc chấm tương là món ăn vặt vô cùng quen thuộc (Ảnh: @ssmilethao)

Hướng dẫn cách làm bánh đúc lạc miền Bắc ngon đúng điệu

Bánh đúc lạc cần những nguyên liệu gì? Để làm ra món đặc sản miền Bắc cần bao nhiêu thời gian? Bỏ túi ngay cách làm bánh đúc lạc ngon ngất ngây!

Nguyên liệu làm bánh đúc nóng Hà Nội

Số lượng khẩu phần: 1 – 2 người

Thời gian chuẩn bị: 45 phút

Mức độ chế biến: dễ

  • Lạc (đậu phộng): 100 gr
  • Bột khoai tây: 125 gr
  • Bột gạo lọc: 125 gr
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê
  • Nước: 1 lít
  • Gia vị: muối (1 thìa cà phê), tương bần (2 thìa cà phê), đường (1 thìa cà phê)
  • Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê
Cách làm bánh đúc lạc

Lưu ý: có thể cho thêm dừa để bánh có bị bùi, ngậy hơn. Đây là một bí quyết để tạo ra mùi vị ngọt ngào trong cách nấu bánh đúc lạc dừa.

Các bước trong cách nấu bánh đúc lạc ngon

Bước 1: Ngâm lạc (đậu phộng)

Ngâm 100gr lạc ngập nước trong khoảng 5 tiếng sau đó đổ phần nước đi, rửa sạch. Đây là bước rất quan trọng trong cách làm bánh đúc nóng miền Bắc vị lạc béo ngậy.

Nấu nước sôi và thả lạc vào luộc trong khoảng 2 phút. Chắt phần nước luộc đổ đi.

Cho vào nồi 500ml nước và lạc cùng 1 thìa cà phê muối. Sau đó bạn đậy nắp, đun sôi cho đến khi lạc chín thì vớt ra, để ráo nước.

Cách làm bánh đúc lạc

Cách làm bánh đúc lạc bằng bột gạo sẽ tạo ra mùi vị thơm ngon khó cưỡng (Ảnh: Sưu tầm)

Bước 2: Trộn bột bánh đúc lạc

Cho vào bát 125gr bột gạo, 125 bột khoai tây và 500 ml nước, khuấy đều.

Để bột nghỉ trong 30 phút. Bước này trong cách làm bánh đúc lạc giúp cho phần bột lấy lại sự đàn hồi và làm bánh mềm mại hơn.

Cho từ từ phần nước luộc lạc còn nóng vào phần bột nghỉ. Khi đổ nước vào thì bạn nhớ phải khuấy thật đều bột lên.

Bước 3: Khuấy chín bột và trộn lạc, dừa

Đặt lên bếp nồi hỗn hợp bột vừa khuấy ở trên ở nhiệt độ vừa. Bạn cần khuấy đều tay và liên tục. Khi hơi nước bắt đầu bốc lên, phần bột hơi dính đáy nồi thì hạ lửa xuống, tiếp tục khuấy bột.

Bột dần trở lên đặc và mịn hơn, tăng lửa lên một chút rồi khuấy cho tới khi bột dẻo, có màu trong. Cho 1 thìa canh dầu ăn, tiếp tục khuấy cho phần bột dẻo, cô đặc lại.

Cho lạc, dừa vào hỗn hợp bột rồi tắt bếp. Đổ bột ra lá chuối hoặc khuôn. Bạn nên dàn bột mỏng khoảng 1 – 1.5 cm. Đợi bánh nguội hẳn rồi mới cắt bánh.

Bước 4: Làm nước chấm từ tương bần

Cho vào bát 3 thìa cà phê nước lọc, 1 thìa cà phê đường, 1 ít nước cốt chanh và 2 thìa cà phê tương bần

Khuấy thật đều để đường tan

Cách làm bánh đúc lạc

Tương bần là đáp án tuyệt vời nhất cho câu hỏi bánh đúc lạc chấm gì

(Ảnh: @thanh_loan_dobrowolski)

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

Sau khi đợi bánh nguội thì bạn cho ra đĩa, cắt miếng vừa ăn

Bánh đúc dẻo dai, mịn màng chấm cùng tương bần đặc trưng tạo ra mùi vị vô cùng hấp dẫn

Ngoài bánh đúc lạc trứ danh, các biến thể khác của bánh đúc cũng được các tín đồ ẩm thực cực kỳ yêu thích. Đó là bánh đúc nóng, bánh đúc nộm, bánh đúc Hải Phòng hay bánh đúc xứ Nghệ.

Món bánh đúc – đặc sản Nghệ An quen thuộc được làm từ loại gạo tẻ trắng. Người làm bánh sẽ đem gạo giã thật nhuyễn thành bột rồi rây kỹ và ủ qua đêm. Phần bột được trộn cùng nước vôi trong nên bánh có màu trắng ngần đẹp mắt. Bánh đúc Nghệ An thường ăn cùng nộm sung, chấm với mật mía hoặc tương bần.

Cách làm bánh đúc lạc

Bánh đúc lạc Nghệ An cực hấp dẫn với màu trắng ngần (Ảnh: @hangmoon.09)

Bánh đúc lạc nóng hổi được cắt thành từng miếng vừa miệng. Bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện hài hòa giữa các hương vị thanh mát, giòn tan và béo ngậy.

So với các loại bánh khác, bánh đúc lạc thường có giá thành rẻ và rất dễ kiếm. Món ăn dân dã này có mặt ở khắp các phố phường Hà thành và các tỉnh miền Bắc. Nếu bạn chưa mua được thì có thể học cách làm bánh đúc lạc rồi xắn tay áo lên để chiêu đãi gia đình ngay nhé.

Chúc bạn thành công!

Tags : Ẩm thực Hà Nộibánh đúctương bần