close
Cẩm nang hữu ích

3 loại bọt thực phẩm khi nấu ăn cần được vớt

Khi hầm thức ăn hoặc pha trà, cà phê, một số bọt khí nhỏ sẽ được tạo ra trên bề mặt. Với một số loại thực phẩm khi chế biến xuất hiện lớp bọt này, chúng ta cần loại bỏ.

loại bọt thực phẩm khi nấu ăn cần được vớt

Bọt nước hầm

Bọt được tạo ra khi hầm thịt hoặc xương, chủ yếu bao gồm protein, một số chất béo và các thành phần khác. Trong giai đoạn đầu, nó còn chứa nước máu còn sót lại trong thịt (từ các mao mạch trong thịt) và kèm theo một số tạp chất. Mặc dù sẽ không có hại cho sức khỏe nhưng có thể có mùi tanh, nhìn không đẹp mắt nên tốt nhất bạn nên bỏ đi.

Phần bọt trắng tạo ra sau khi hầm hoặc rửa sạch một thời gian, chủ yếu là protein trong thịt, có thể được giữ lại.

Bọt tôm luộc

“Astaxanthin” trong tôm có tính ổn định mạnh, nó sẽ bị tách ra khỏi protein khi gặp nhiệt độ cao, hiện màu đỏ ban đầu, do đó tôm sẽ chuyển sang màu đỏ khi đun ở nhiệt độ cao.

Lớp bọt màu đỏ tan vào nước chủ yếu là máu nội tạng và một số tạp chất ở vỏ tôm và đầu tôm.

Bọt nước có ga

Bọt xuất hiện khi bạn mở đồ uống có ga là carbon dioxide. Khí cacbonic dư thừa sẽ kích thích niêm mạc dạ dày từ đó làm giảm tiết axit dịch vị và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường của đường tiêu hóa, tốt nhất không nên uống loại có bọt này.

Vậy những loại bọt nào nên giữ khi nấu ăn cùng Món Ăn Ngon tìm hiểu thêm 1 chút nhé.

3 loại bọt nên sử dụng

1. Bọt sữa đậu nành

Khi chế biến sữa đậu nành, lớp bọt khí này sẽ được tạo ra rất nhiều do hàm lượng saponin dồi dào trong đậu nành.

Saponin có các chức năng sinh học như điều hòa chuyển hóa lipid, giảm cholesterol, chống vi trùng, ức chế khối u, chống huyết khối, điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa. Thế nên, tuyệt đối không nên vớt chúng ra bởi lớp bọt này rất tốt cho sức khỏe.

2. Bọt khi nấu trái cây và rau

Nấu một số loại rau quả cũng có hiện tượng sủi bọt tương tự như sữa đậu nành, chẳng hạn táo tàu rất dễ nổi bọt trong quá trình nấu vì có chứa saponin.

Ngoài ra việc luộc một số loại rau thi thoảng cũng có thấy xuất hiện bọt khí, tuy nhiên đây là những loại bọt vô hại mà bạn có thể sử dụng được.

3. Bọt khi pha trà

Trà cũng có chứa saponin nên khi pha cũng có thể nổi bọt. Theo nghiên cứu khoa học, saponin trong trà có thể có đặc tính kháng khuẩn và ức chế sự hấp thụ chất béo, do đó không cần phải bận tâm về số bọt nổi lên khi pha trà.