Gạo lứt được biết đến là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng nhiều chị em nội trợ vẫn chưa biết cách nấu gạo lứt như thế nào cho đúng khiến gạo dễ bị nhão hoặc sượng, mất ngon.
Do đó các bạn hãy tham khảo bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện nhé!
Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
Trong gạo lứt có rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, tinh bột, vitamin B, chất béo, chất xơ, canxi, magie,… Vì vậy, gạo lứt có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Gạo lứt thường có màu ngà hơn hoặc màu nâu, nâu đen. Khi độ xây xát tăng lên thì gạo lứt cũng sẽ thành gạo trắng. Cụ thể:
Khi chuyển từ gạo lứt sang gạo trắng sẽ làm mất đi đến 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6 và rất nhiều khoáng chất khác.
Tương đương một lon (150g) gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg magiê, còn gạo trắng chỉ có 19mg.
Công dụng của gạo lứt
Gạo lứt thường được sử dụng trong bữa ăn của người ăn kiêng, những người cần hạn chế chất bột đường. So với gạo tẻ (gạo trắng),… thì có thể nói các loại gạo lứt có lợi cho sức khỏe hơn nếu dùng đúng cách.
Khác với gạo trắng, gạo lứt sau quá trình xây xát tách vỏ chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám bên ngoài, đây được xem là phần rất giàu vitamin và nguyên tố vi lượng. Có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch nhờ chất dầu đặc biệt trong lớp cám này.
Do đó, cách nấu cơm gạo lứt cũng gần giống như gạo trắng, tuy nhiên khi nấu gạo lứt cần thời gian dài hơn. Và để cảm nhận được hết vị ngọt của thực phẩm này, bạn cần biết cách ăn gạo lứt đúng thông qua việc nhai kỹ hơn đến khi hạt cơm gạo lứt chảy nước, từ đó giúp chúng dễ được tiêu hóa hơn.
Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện
Bước 1: Vo và ngâm gạo
Vo sơ gạo, sau đó ngâm gạo lứt bằng nước ấm trong 45 phút để hạt gạo mềm và dẻo hơn.
Bước 2: Đong nước để nấu cơm
Cho nước vào nồi với tỉ lệ nước-gạo là 2:1. Bạn có thể dùng nước ngâm gạo để nấu cơm, như thế sẽ giữ lại chất dinh dưỡng của gạo lứt.
Lưu ý: Lượng nước cho vào để nấu dựa theo lượng gạo ban đầu trước khi ngâm. Bạn không nên cho nước dựa theo lượng gạo sau khi ngâm, vì lúc này gạo đã ngấm nước và nở ra, khi nấu cơm sẽ bị nhão, mất ngon.
Bước 3: Nấu cơm
Cắm điện và bật nút nấu. Khi cơm chín, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm, đợi thêm 10-15 phút nữa cho cơm mềm và nở đều hơn.
Thành phẩm
Xới tơi cơm rồi múc ra chén là bạn đã có thể dùng bữa. Cơm gạo lứt ăn kèm với các món ăn khác sẽ mang đến cho bạn bữa ăn ngon miệng và giàu dinh dưỡng.
Trên đây là cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện. Chúc bạn thành công và có một bữa cơm đầy dinh dưỡng!