close

Cách làm thịt chân giò ngâm mắm thơm ngon, có chút dai giòn chấm tương ớt cay cay chắc chắn ai cũng sẽ mê trong bữa cơm ngày Tết.

Món này tuy rất dễ làm nhưng nếu làm kg kỹ chừng 4-5 ngày sẽ bị hỏng, nổi váng, thịt bị móc nha các mẹ.

Nguyên liệu chân giò ngâm mắm

  • 1 cái chân giò to (chọn chân trước có nhiều thịt hơn)

Phần luộc chân giò

  • 2-3 tép tỏi to, lột vỏ đập dập
  • 2 củ hành tím lột vỏ đập dập (loại hành củ nhỏ)
  • 2 thìa hạt nêm (không có thì phần này thay bằng 1 thìa muối trắng + 1 thìa đường cát)

Phần nước mắm đường ngâm chân giò

  • 1 bát rưỡi nước mắm
  • 1 bát rưỡi đường
  • 2 thìa cafe bột ngọt (mì chín)
  • 5 – 7 quả ớt chín đỏ loại nhỏ
  • 6-8 tép tỏi to, lột vỏ đập dập
  • 3 củ hành tím (loại hành củ nhỏ)
  • chừng 15 hạt tiêu đen đập dập (chỉ đập dập kg xay nhuyễn)
  • 1/2 – 2/3 bát nước lạnh (tùy theo cái lọ ngâm chân giò to nhiều hay to ít so với phần chân giò cho vào ngâm)

Cách làm chân giò ngâm mắm

Chân giò mua nhờ người ta rút xương và cạo lông sạch luôn cho. Mang về rữa lại bằng 1 thìa cafe muối trắng và 1 ít dấm chua cho sạch, thịt sẽ thơm hơn.

Bước 1

Chân giò đã rữa sạch để ráo nước lấy dây gì cũng được buộc cho thật chắc kiểu chân giò muối các mẹ thường thấy, hoặc xem hình minh họa bên trong phần bình luận. Chị Bé lấy chỉ cotton sợi to dùng để móc áo buộc rất chắc.

bó chân giò

Bước 2

Lấy cái nồi sâu lòng cho nước vào sao cho ngập qua cái chân giò đã buộc chặt nha. Nấu sôi lên chừng 2-3p là đem đổ bỏ nước vừa luộc chân giò đi, đổ nước mới vào cũng ngập qua chân giò luôn, cho thêm hành tím cắt khoanh vào (1 củ hành tím lột vỏ cắt thành 2-3 khoanh), cho 3-4 tép tỏi lột vỏ đập dập vào, 2 thìa hạt nêm (hoặc thay bằng muối và đường cát), nấu sôi lần 2.

Nước vừa sôi vặn lửa vừa nấu vừa vớt bỏ bọt trên mặt nước, nấu chừng 30- 35p là chân giò chính. Tắt bếp vớt chân giò ra để 15p cho nguội.

luộc chân giò

Bước 3

Cho chân giò đã nguội vào ngăn đá tủ lạnh để chừng 20p cho chân giò săn chắc lại. Trong lúc chờ chân giò nguội, các mẹ lấy phần nước mắm, đường, bột ngọt, nước theo liều lượng bên trên cho vào nồi đun sôi, vặn nhỏ lửa cho nước mắm đường sôi thêm chừng 2-3p là được. Tắt bếp, mang nồi nước mắm đường ra để chừng 15p cho nguội hẳn

làm chân giò ngâm mắm

Bước 4

Lấy chân giò trong ngăn đá ra, xếp chân giò vào lọ thủy tinh hay lọ nhựa lọ sành đều được, chờ nước mắm đường đã nguội đổ vào lọ ngâm chân giò, phần nước mắm đường phải cao bằng mặt hay là ngập qua mặt chân giò nha. Cho phần tỏi đập dập còn lại vào, hạt tiêu đập dập, ớt hiểm bỏ cuống vào, đậy kính nắp lại để nơi khô ráo sạch sẽ … là xong

làm chân giò ngâm mắm

Các mẹ lấy cái đĩa nhỏ hay cái gì nặng tí để dằn lên trên cho chân giò ngâm hẳn trong phần nước mắm đường sẽ thấm đều hơn.

làm chân giò ngâm mắm

Sau chừng 3-4 ngày là ăn được nha chị em, sau 3 ngày tính từ lúc bắt đầu ngâm chân giò, các mẹ lấy ra cắt thử vài lát ăn coi có vừa miệng kg? nếu vừa ăn rồi thì mang ra luôn cắt thành nhiều miếng nhỏ chia ra để ngăn đá tủ lạnh ăn dần, còn để ăn trong 23-4 ngày có thể để nguyên hũ chân giò ngâm nước mắm vào ngăn mát tủ lạnh ăn tới đâu cắt tới đó, để trong ngăn mát phần nước mắm sẽ ít bị tăng độ mặn ngày tiếp theo có thể để thoải mái.

P/s: Nếu sau 3 ngày ngâm mắm đường lấy chân giò ra cắt ăn thử mà thịt vẫn còn nhạt thì cho vào lọ ngâm tiếp 1-2 ngày nữa. Thời gian ngâm chân giò 3 hay 4-5 ngày, nhanh hay lâu hơn tí thì chị Bé nghĩ chắc tùy theo phần da bên ngoài dày hay mỏng, lợn nhỏ hay già và 1 phần là do thời tiết nóng hay lạnh á.

Muốn chân giò ngấm nhanh hơn thì chị Bé mang đi phơi nắng ngày 1 buổi, phơi 2 buổi thấy mau ngấm hơn hẳn, 3 ngày là ăn ngon và màu thịt cũng rất đẹp, các mẹ có thể thử coi sao nha, hầu như chị Bé ngâm chân giò với cách này và chưa bị nổi váng bao giờ sau trong tuần đầu ngâm chân giò, sau đó thì … không biết vì thường sau 5 ngày là mang mấy cái chân giò ngâm cắt ra cho vô ngăn đá để ăn dần kg ngâm thịt nữa.

thịt chân giò ngâm mắm

Những chú ý quan trọng khác để làm lần đầu không bị … HỎNG

Nói thêm vụ này, lúc đầu chị Bé tính viết là “để làm lần đầu THÀNH CÔNG NGAY” nhưng biết luôn nhiều mẹ nhà mình đọc vậy kg “xi – nhê” gì đâu, rồi lại quên ngay mấy ý này làm là hỏng thiệt luôn nên quyết định phải có từ HỎNG trong đó mới hạn chế hỏng thật

1. Vớt bọt khi luộc chân giòn

Trong thời gian nấu sôi cho chân giò chín các mẹ nhớ vớt phần váng bọt nổi bên trên mặt nước nha, phần này là các tạp chất bẩn, vớt hết sẽ giúp chân giò khi luộc chính sạch hơn, là 1 trong những cách giúp chân giò ngâm nước mắm đường thơm ngon, nước ngâm có màu đẹp, trong và kg lo bị nổi váng

2. Chọn tỏi già sẽ thơm ngon hơn, tỏi còn non và kg bị chuyển sang màu xanh lét (xanh lá ua úa) sau 1-2 ngày ngâm mắm. Chị Bé bị mấy lần rồi ấn tượng là tỏi bị xanh nghĩa là thịt ít thơm hơn. Tỏi chỉ đập hơi dập kg cắt kg băm nhỏ ra nha.

3. Thịt và nước mắm phải cùng nguội, không nóng kg lạnh cho vào ngâm cùng nhau sẽ tránh tình trạng nổi váng, đục nước … bị mốc

4. Thịt phải được chèn ngập nước không thì phần thịt nổi bên trên dễ có nguy cơ bị mốc.

Các mẹ làm thử 1 cái chân giò thôi nha 🙂 chừng nào làm chuẩn, ăn thấy ngon và hợp khẩu vị, sau cả tuần ngâm chân giò ăn vẫn ngon kg bị nổi váng trên mặt nước mắm đường nghĩa là thành tài 🙂 Lúc ấy cứ mạnh dạn làm lần 2-3 chiếc chân giò ngâm mắm, xong cắt thành nhiều phần nhỏ ra cho vô ngăn đá để ăn dần cả tháng rất tiện lợi, nhà làm vừa vệ sinh vừa rẻ mà kg lo có chất bảo quản độc hại chẳng biết đâu mà lần với mấy loại thực phẩm tranh nhau bán TẾT ngoài chợ.

Ai không thích ăn chân giò có thể làm cách này với phần thịt ba chỉ, phần thịt mông, lưỡi heo hay là ngâm lỗ tai heo ăn sừng sực rất ngon, cũng luộc thịt y vậy nhưng lỗ tai heo thì kg cần buộc bó chặt lại cứ để nguyên cái luộc và ngâm thôi.

Lưu ý: nếu chị em ngâm phần thịt mông hay thịt ba chỉ, lưỡi heo thì thời gian ngâm nhanh hơn 2 -3 ngày là ăn được rồi nha, vì phần này kg bó chặt bao phủ lớp da bên ngoài nên mau mặn hơn.

Tags : đồ nhậuMón nhậungâm mắmthịt chân giò

Leave a Response